Contents
ToggleMáy tính lâu ngày hoạt động không được vệ sinh sẽ khiến bụi bẩn tích tụ bên trong ngày một nhiều hơn. Làm tăng nhiệt độ lên, giảm tuổi thọ phần cứng hay các gây ra các lỗi khác. Hãy cùng ALD Service tham khảo cách vệ sinh máy tính trong bài viết để tránh những lỗi trên nhé.
1. Chuẩn bị các công cụ cần thiết để vệ sinh PC tại nhà
Để vệ sinh máy tính để bàn một cách dễ dàng và hiệu quả, bạn nên trang bị một số công cụ thiết yếu. Bạn có thể tìm mua nguyên bộ công cụ vệ sinh PC dễ dàng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, Tiki,… Dưới đây là các công cụ thường được sử dụng để vệ sinh máy tính:
-
1 Bộ chổi quét bụi: Để làm sạch các linh kiện bên trong máy tính, giúp loại bỏ bụi bẩn ở những nơi khó tiếp cận. Chổi này thường có lông mềm, an toàn cho các bề mặt nhạy cảm và giúp bạn dễ dàng vệ sinh quạt, bo mạch chủ và các khe cắm mà không làm xước hay hư hại.
-
Bông gòn hoặc khăn microfiber (khăn lau): Hãy chuẩn bị một số miếng vải mềm hoặc bông gòn để lau sạch bụi trong các linh kiện và case máy tính. Sử dụng loại vải không có xơ để tránh để lại mảnh vụn. Nên tránh khăn giấy, vì chúng có thể để lại sợi giấy và bụi trong các kẽ hở của linh kiện.
-
Bình xịt khí nén hoặc bong bóng khí nén: Để thổi bụi khỏi máy tính, bình khí nén là lựa chọn tốt nhất nhờ lực thổi mạnh. Nếu không có, bạn có thể dùng bong bóng bóp khí để tiết kiệm. Lưu ý tránh tiếp xúc với linh kiện nhạy cảm để đảm bảo an toàn cho thiết bị.
-
Dung dịch vệ sinh chuyên dụng: Để làm sạch các bề mặt máy tính như màn hình và vỏ ngoài. Nó an toàn cho thiết bị điện tử, loại bỏ bụi và vết bẩn mà không làm hỏng linh kiện. Khi sử dụng, hãy xịt trực tiếp vào khăn mềm để tránh nước thấm vào các linh kiện bên trong.
-
Găng tay tĩnh điện: Công cụ quan trọng khi vệ sinh máy tính, giúp bảo vệ linh kiện khỏi tĩnh điện và giảm nguy cơ hư hại cho các phần nhạy cảm như bo mạch chủ. Chúng cũng giúp giữ sạch sẽ, tránh để lại dấu vân tay và bụi bẩn.
-
Tua vít: Tùy theo loại case PC, bạn sẽ cần một tua vít để mở và vệ sinh.
*Lưu ý*. Không nên sử dụng máy hút bụi (kể cả loại cầm tay) để vệ sinh máy tính để bàn, vì có thể gây ra tĩnh điện, làm hỏng các linh kiện bên trong.
2. Ngắt kết nối nguồn điện máy tính trước khi vệ sinh PC
Để bắt đầu quá trình vệ sinh, hãy tắt hoàn toàn máy tính và rút tất cả các cáp kết nối ở mặt sau và mặt trước của PC. Nếu có nhiều dây cáp, bạn có thể chụp ảnh để dễ dàng kết nối lại sau khi vệ sinh xong.
Tiếp theo, tìm một không gian phù hợp để thực hiện việc vệ sinh. Tốt nhất là làm ở ngoài trời để thổi sạch bụi mà không lo bụi bám vào các vật dụng khác trong phòng.
3. Mở case PC (Vỏ thùng máy tính)
Nhiều người thường có thói quen lau sạch phần nắp và bên ngoài của case trước khi mở ra, nhưng thực tế, việc này không cần thiết. Khi bạn vệ sinh bên trong, bụi sẽ lại bám vào bề mặt ngoài. Tốt nhất là nên vệ sinh từ bên trong ra ngoài để thuận tiện hơn.
Thông thường, các ốc vít nằm ở mặt sau, bạn cần nới lỏng các tấm bên để tháo ra. Một số case hiện nay chỉ cần mở các đinh gắn sẵn, nhưng hầu hết vẫn cần tuốc vít. Sau khi tháo ra, hãy sắp xếp các ốc vít gọn gàng để tránh thất lạc.
4. Làm sạch bụi linh kiện bên trong case (Bên trong thùng)
Giờ là lúc bạn bắt tay vào dọn dẹp máy tính để bàn. Bụi thường tích tụ ở những khu vực như dưới case, trên quạt tản nhiệt và trong các khoang ổ cứng. Hãy sử dụng khí nén hoặc bóng khí để thổi bụi ra. Nếu bình khí nén có ống hút nối, hãy lắp vào vòi để có độ chính xác và lực xịt mạnh hơn.
Vệ sinh Quạt tản nhiệt và tản nhiệt CPU
Hai thành phần này hoạt động tích cực và tỏa nhiệt nhiều, vì vậy giữ cho chúng không bị bụi bẩn là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng tăm bông nhúng trong cồn isopropyl hoặc dung dịch giấm pha nước theo tỷ lệ 50:50 để làm sạch các vết bẩn lâu ngày. Lưu ý chỉ nên tẩm đầu bông ẩm, không quá ướt.
Card màn hình và RAM
Nếu bạn có kinh nghiệm với linh kiện PC, hãy tháo card màn hình và RAM ra để vệ sinh dễ dàng hơn. Điều này giúp thổi sạch bụi từ các cổng kết nối và làm sạch sâu các quạt của card màn hình.
Quạt bộ cấp nguồn
Đây là khu vực dễ bị bỏ qua khi vệ sinh PC. Đừng quên kiểm tra và loại bỏ bụi bám trên linh kiện, đặc biệt là quạt phía sau bộ nguồn.
Vệ sinh case máy tính
Sau khi đã vệ sinh các linh kiện bên trong, bạn có thể làm sạch bên ngoài case bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc giấm pha nước theo tỷ lệ 50:50. Sử dụng khăn vải để thấm dung dịch và lau sạch bụi bẩn.
5. Làm sạch các bộ phận khác bên trong thùng
Sau khi đã làm sạch case và các linh kiện bên trong, bạn nên dành thêm thời gian để vệ sinh các bộ phận và công cụ hỗ trợ khác.
Màn hình
Để làm sạch màn hình, hãy sử dụng khăn vải mềm và lau nhẹ nhàng. Tránh sử dụng khăn giấy hay dung dịch tẩy rửa kính. Nếu màn hình còn dấu vân tay hoặc bụi bám, bạn có thể dùng dung dịch giấm pha nước 50:50 thấm lên khăn, sau đó lau lại bằng một tấm vải khô.
Vệ sinh các cổng kết nối
Hãy làm sạch kỹ các cổng kết nối trên máy tính và phụ kiện để đảm bảo hiệu suất. Sử dụng que tăm bông để lấy bụi và bình khí nén để làm sạch sâu hơn.
Vệ sinh bàn phím
Để làm sạch bàn phím, hãy lật ngược và nghiêng để bụi rơi ra, sau đó dùng bàn chải chải qua các khe hở. Bạn cũng có thể dùng tăm bông hoặc vải nhúng giấm pha nước để lau sạch từng phím.
Vệ sinh chuột
Làm sạch chuột máy tính giúp loại bỏ bụi và các mảnh vụn, cải thiện độ chính xác. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết trên ALD Service để thực hiện từng bước.
6. Lắp lại linh kiện và phụ kiện về ban đầu
Khi đã hoàn tất việc vệ sinh, hãy lắp lại các linh kiện và phụ kiện vào đúng vị trí. Đảm bảo mọi thứ đã gắn chắc chắn trước khi lắp vít vào.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn vệ sinh PC hiệu quả. Bạn nên thực hiện vệ sinh máy tính ít nhất 1 lần mỗi năm để ngăn ngừa bụi bẩn tích tụ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận cho ALD Service giải đáp!